Tập trung sản xuất các sản phẩm cơ khí quan trọng


Ứng dụng trình độ công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường là xu hướng của mọi ngành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là ngành cơ khí. Doanh nghiệp cơ khí muốn phát triển bền vững, buộc phải đầu tư sử dụng khoa học công nghệ hiện đại vào việc phát triển các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, tự động hóa tối đa quy trình sản xuất, nâng cao khả năng chế tạo, giúp tiết kiệm thời gian lao động, giảm thiểu chi phí.

Ngành cũng dần chú trọng đầu tư vào sản xuất các sản phẩm cơ khí quan trọng, có khả năng cạnh tranh cao, dung lượng thị trường lớn, nhằm tận dụng lợi thế về nguồn khoáng sản trong nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng. Do vậy, việc đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nhân lực ngành cơ khí từ bậc trung tâm đào tạo nghề, đến bậc cao đẳng, đại học đang dần trở thành xu hướng. Việc đầu tư vào đào tạo nguồn lực chất lượng cao là hướng đi lâu dài, bền vững cho ngành.

Ngành cơ khí cần đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành, gắn liền việc đào tạo lí thuyết với thực hành; cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt, nhằm xây dựng lực lượng lao động chất lượng, có tay nghề, trình độ chuyên môn cao, làm việc năng suất, hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý

Để có thể phát triển bền vững, doanh nghiệp cơ khí cần phải chú trọng vào công tác quản lý nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp mình. Khi doanh nghiệp ngày càng phát triển, quy mô ngày càng mở rộng, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết, cụ thể là áp dụng hệ thống quản trị tổng thể ERP. Phần mềm ERP cho ngành cơ khí chế tạo sẽ giúp doanh nghiệp quản trị toàn bộ quá trình sản xuất, tính toán định mức nguyên vật liệu, kiểm soát chất lượng hàng tồn kho, báo cáo chất lượng sản phẩm, tính toán giá thành, theo dõi, giám sát hoạt động giao hàng… Đặc thù ngành cơ khí chế tạo yêu cầu phải có độ chính xác cao, do vậy việc sử dụng ERP sẽ giúp hạn chế tối đa sai sót, chậm trễ trong quá trình sản xuất, gia công thành phẩm.

Sản phẩm ngành cơ khí Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh thấp, các doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ sản xuất khép kín và lạc hậu. Ngành cơ khí nói chung cũng như doanh nghiệp cơ khí nói riêng cần phải nỗ lực thay đổi mình nhằm xây dựng hướng phát triển bền vững, đáp ứng với yêu cầu của hội nhập.

Tập trung sản xuất các sản phẩm cơ khí quan trọng

Ứng dụng trình độ công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường là xu hướng của mọi ngành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là ngành cơ khí. Doanh nghiệp cơ khí muốn phát triển bền vững, buộc phải đầu tư sử dụng khoa học công nghệ hiện đại vào việc phát triển các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, tự động hóa tối đa quy trình sản xuất, nâng cao khả năng chế tạo, giúp tiết kiệm thời gian lao động, giảm thiểu chi phí.

Ngành cũng dần chú trọng đầu tư vào sản xuất các sản phẩm cơ khí quan trọng, có khả năng cạnh tranh cao, dung lượng thị trường lớn, nhằm tận dụng lợi thế về nguồn khoáng sản trong nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng. Do vậy, việc đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nhân lực ngành cơ khí từ bậc trung tâm đào tạo nghề, đến bậc cao đẳng, đại học đang dần trở thành xu hướng. Việc đầu tư vào đào tạo nguồn lực chất lượng cao là hướng đi lâu dài, bền vững cho ngành.

Ngành cơ khí cần đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành, gắn liền việc đào tạo lí thuyết với thực hành; cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt, nhằm xây dựng lực lượng lao động chất lượng, có tay nghề, trình độ chuyên môn cao, làm việc năng suất, hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý

Để có thể phát triển bền vững, doanh nghiệp cơ khí cần phải chú trọng vào công tác quản lý nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp mình. Khi doanh nghiệp ngày càng phát triển, quy mô ngày càng mở rộng, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết, cụ thể là áp dụng hệ thống quản trị tổng thể ERP. Phần mềm ERP cho ngành cơ khí chế tạo sẽ giúp doanh nghiệp quản trị toàn bộ quá trình sản xuất, tính toán định mức nguyên vật liệu, kiểm soát chất lượng hàng tồn kho, báo cáo chất lượng sản phẩm, tính toán giá thành, theo dõi, giám sát hoạt động giao hàng… Đặc thù ngành cơ khí chế tạo yêu cầu phải có độ chính xác cao, do vậy việc sử dụng ERP sẽ giúp hạn chế tối đa sai sót, chậm trễ trong quá trình sản xuất, gia công thành phẩm.

Sản phẩm ngành cơ khí Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh thấp, các doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ sản xuất khép kín và lạc hậu. Ngành cơ khí nói chung cũng như doanh nghiệp cơ khí nói riêng cần phải nỗ lực thay đổi mình nhằm xây dựng hướng phát triển bền vững, đáp ứng với yêu cầu của hội nhập.