Hiện nay, dữ liệu Data đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là công nghệ và kinh doanh. Vậy Data là gì? Ứng dụng của Data đối với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cũng ZENTECH tìm hiểu cho tiết về Data thông qua bài viết dưới đây.

1. Data là gì?

Data hay còn gọi là dữ liệu, là tập hợp các thông tin được thu thập, lưu trữ và xử lý dưới dạng số, chữ, hình ảnh, âm thanh hoặc video và được lưu trữ và xử lý trên máy tính. Data thường xuất hiện mọi nơi xung quanh chúng ta đặc biệt trong quản lý kinh doanh như dữ liệu bán hàng, thu nhập, lợi nhuận, giá cổ phiếu… Hay có thể là trong việc nghiên cứu xã hội về tỷ lệ phạm pháp, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ biết chữ. Data thường được lưu trữ trên đĩa cứng, băng từ, đĩa quang, USB, thẻ nhớ, đám mây.


2. Tầm quan trọng của Data trong doanh nghiệp

Data (dữ liệu) đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Sử dụng Data một cách hiệu quả mang lại nhiều lợi ích và cải thiện hiệu suất hoạt động, giúp doanh nghiệp đạt được thành công bền vững. Dưới đây là những vai trò chính của Data trong doanh nghiệp.

  • Dữ liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý toàn diện doanh nghiệp. Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu từ các hoạt động kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình hiện tại. Điều này giúp việc quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn và phát triển các kế hoạch cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Đồng thời dữ liệu còn là một công cụ mạnh mẽ để cải thiện doanh số và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bằng cách phân tích dữ liệu về hành vi khách hàng và xu hướng thị trường, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược bán hàng và tiếp thị, tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Điều này không chỉ giúp tăng doanh số mà còn cải thiện sự hài lòng cũng như lòng trung thành của khách hàng.
  • Dữ liệu được sử dụng để lưu trữ thông tin chi tiết về khách hàng và các dự án. Việc này giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, sở thích và mong muốn của khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Thông tin này cũng giúp doanh nghiệp điều phối hoạt động tiếp thị và phát triển các chiến thuật bán hàng phù hợp.

 

3. Ứng dụng của trong quản lý doanh nghiệp

3.1. Thấu hiểu về khách hàng

Trước đây việc thu thập dữ liệu về khách hàng gặp nhiều khó khăn, bất tiện vì phương pháp khảo sát truyền thống. Tuy nhiên giờ đây việc đó trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bởi vì có dữ liệu (Data), doanh nghiệp có thể từ đó thu nhập về hành vi mua sắm của khách hàng, chẳng hạn như sản phẩm họ mua, thời điểm họ mua và cách họ mua hàng. 

Dựa vào những dữ liệu đó doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng mà cung cấp các dịch vụ, sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, đồng thời  cũng đưa ra các quyết định sáng suốt về sản phẩm, giá cả và chiến lược marketing.

3.2. Quản lý nhân sự

Data giúp doanh nghiệp có thể xác định các ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ phù hợp với yêu cầu công việc. Ngoài ra thì Data còn ứng dụng trong đánh giá năng lực của ứng cử viên chẳng hạn như điểm số bào kiểm tra, kết quả phỏng vấn và đánh giá của các nhà tuyển dụng trước đây. Điều này giúp các quản lý có thể giao công việc phù hợp với năng lực.

3.3. Quản lý chuỗi cung ứng

Dữ liệu giúp doanh nghiệp kiểm soát mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ việc quản lý nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển đến phân phối sản phẩm. Thông qua việc việc này doanh nghiệp có thể theo dõi và điều chỉnh được sản lượng cũng như chi phí trong chuỗi cung ứng một cách chính xác và hiệu quả.

3.4. Nắm bắt xu hướng

Doanh nghiệp có thể thông qua Data xác định hành vi mua sắm, sở thích và phản hồi của khách hàng để xác định các phân khúc khách hàng cũng như hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng phân khúc khách hàng.

3.5. Quản lý công việc hiệu quả

Khi dữ liệu được quản lý và chia sẻ hiệu quả, nhân viên từ các phòng ban khác nhau có thể dễ dàng truy cập thông tin mà họ cần để hoàn thành công việc của mình. Đồng thời khi các phòng ban có quyền truy cập vào cùng một thông tin, họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu chính xác và cập nhật. Điều này giúp giảm thiểu sự trùng lặp công việc, tăng cường sự hợp tác và phối hợp giữa các cá nhân và phòng ban.


Tóm lại, việc khai thác và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp ra quyết định chính xác, tối ưu hóa quy trình và chi phí mà còn tạo ra cơ hội mới, đổi mới sản phẩm dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp biết tận dụng sức mạnh của dữ liệu sẽ có lợi thế lớn trong việc cạnh tranh và phát triển bền vững.