1. THÔNG TƯ 88/2021/TT-BTC LÀ GÌ?


Ngày 11/10/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 88/2021/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thông tư 88/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Đối tượng áp dụng Thông tư này là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quy định của pháp luật về thuế.

Thông tư này hướng dẫn việc lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Cụ thể, nội dung quy định về chứng từ kế toán như việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo các Điều 16, 18 và 19 Luật Kế toán và theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư.

Nội dung quy định về sổ kế toán như việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo các Điều 24, 25, 26 Luật Kế toán và theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư.


(Video tóm tắt những điểm chính trong TT88/2021/TT-BTC mà hộ kinh doanh cần quan tâm)

2. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN QUAN TÂM TRONG THÔNG TƯ 88/2021/TT-BTC 

2.1. XÁC ĐỊNH DOANH THU, CHI PHÍ, NGHĨA VỤ THUẾ

Việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế với từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2.2. CÁCH TÍNH LỆ PHÍ MÔN BÀI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH

DOANH THU/NĂM

MỨC PHÍ MÔN BÀI/NĂM

GHI CHÚ

Doanh thu từ 100tr trở xuống

Miễn

Doanh thu để làm căn cứ xác định lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ kinh doanh là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại thông tư số 92/2015/TT-BTC

Doanh thu trên 100tr đến 300tr/năm

300.000đ/năm

Doanh thu trên 300tr đến 500tr/năm

500.000đ/năm

Doanh thu trên 500tr/năm

1.000.000đ/năm

Trường hợp các cá nhân, hộ kinh doanh trước đó đã tạm dừng kinh doanh nay mới hoạt động lại nên không xác định được doanh thu của năm liền kề trước thì doanh thu làm cơ sở xác định phí môn bài là doanh thu của năm tính phí môn bài của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng quy mô, cùng địa bàn, cùng ngành nghề theo quy định tại thông tư số 92/2015/TT-BTC. Trường hợp này có 2 trường hợp về thời gian ra hoạt động lại:

Nếu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh lại tại thời điểm 6 tháng đầu năm (từ tháng 01 đến 06) thì mức phí môn bài phải nộp là 100% của năm đó

Nếu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh lại tại thời điểm 6 tháng cuối năm (từ tháng 07 đến 012) thì mức phí môn bài phải nộp là 50% của năm đó

 

2.3. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN LỆ PHÍ MÔN BÀI

  • Cá nhân, Nhóm cá nhân, Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;
  • Cá nhân, Nhóm cá nhân, Hộ kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định theo hướng dẫn của Bộ tài chính; Cá nhân, Nhóm cá nhân, Hộ gia đình sản xuất muối
  • Cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá
  • Hộ kinh doanh lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu hoạt động (01/01 đến 31/12). Trong năm đầu mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu cá nhân, hộ gia đinh thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh mới thì cũng đươc miễn phí môn bài.

2.4. CÁCH TÍNH THUẾ GTGT & THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH

Cá nhân kinh doanh, Hộ kinh doanh có doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100tr trở xuống KHÔNG PHẢI nộp thuế GTGT và thuế TNCN và cũng được miễn cả lệ phí môn bài.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100tr THÌ PHẢI nộp thuế GTGT và thuế TNCN (và cũng phải nộp lệ phí môn bài)

Cách tính thuế mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp:

THUẾ GTGT PHẢI NỘP = DOANH THU TÍNH THUẾ GTGT x TỶ LỆ % THUẾ GTGT

THUẾ TNCN PHẢI NỘP = DOANH THU TÍNH THUẾ TNCN x TỶ LỆ % THUẾ TNCN

Trong đó:

Có thể thấy dù hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp nào (khoán hay kê khai) thì đều có công thức tính thuế như nhau. 

Doanh thu tính thuế khoán được xác định như sau:

  • Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuê (trường hợp doanh thu thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ, tiền gia công phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ GTGT, THUẾ TNCN THEO TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ

THUÊ SUẤT THUẾ GTGT

THUÊ SUẤT THUẾ TNCN

Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

0.5%

Dịch vụ, xây dựng không bao gồm thầu nguyên vật liệu

5%

2%

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

1.5%

Cho thuê tài sản

5%

5%

Hoạt động kinh doanh khác

2%

1%

  • Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.
  • Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

XEM CHI TIẾT DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ (TẠI ĐÂY)



2.5. HÓA ĐƠN SỬ DỤNG CHO HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Hóa đơn sử dụng cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là hóa đơn bán hàng. Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán muốn sử dụng hóa đơn bán lẻ do cơ quan thuế cấp bán lẻ theo từng số, từng lần phát sinh thì liên hệ cơ quan thuế để mua và kê khai theo từng lần phát sinh.

2.6. PHẦN MỀM ZEN HKD ĐÁP ỨNG ĐẦY ĐỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHỨNG TỪ & SỔ SÁCH THEO THÔNG TƯ 88/2021/TT-BTC

...

THEO NHƯ QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ THÌ CÁ NHÂN KINH DOANH, HỘ KINH DOANH CẦN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH SAU:

  • Mở sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của thông tư 88/2021/TT-BTC đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai
  • Lưu trữ chứng từ mua bán để đối chiếu cho hồ sơ kê khai và nộp thuế
  • Chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử có mã số thuế của cơ quan thuế
  • Nộp hồ sơ khai thuế
  • Nộp Báo cáo thuế định kỳ hoặc từng lần
  • Nộp thuế theo hồ sơ khai thuế đã nộp
  • Nộp các thông báo liên quan đến thay đổi địa điểm, ngành nghề và mức doanh thu khoán đối với hoạt động kinh doanh của hộ và cá nhân kinh doanh.

Phần mềm ZEN HKD - Phần mềm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, thưc hiện đầy đủ việc mở sổ sách, lập & lưu trữ chứng từ, hỗ trợ kê khai thuế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý theo đặc thù của hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh.

CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM ZEN HKD:


  • Phiếu thu (Thu tiền cung cấp hàng hóa, dịch vụ)
  • Phiếu chi (Chi tiền trả nhà cung cấp)
  • Nhập kho
  • Xuất kho
  • Phiếu bán hàng
  • Đầy đủ mẫu chứng từ và báo cáo theo TT88/2021/TT-BTC
  • Sổ quỹ tiền mặt
  • Sổ tiền gửi ngân hàng
  • Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
  • Sổ chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
  • Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
  • Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước
  • Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khooản phải nộp theo lương cho người lao động
  • Khi cần có thể nâng cấp lên mô hình quản lý lớn hơn

XEM CHI TIẾT PHẦN MỀM ZEN HKD

2.7. HỘ KINH DOANH THUỘC DIỆN TÍNH VÀ NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI

...

Khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Khoản 2 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên, cụ thể như sau:

a. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên;

b. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI

...

Về kỳ khai thuế: 

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý, cụ thể:

Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:

Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau: 

Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.

2.8. KÊ KHAI THUẾ KHOÁN HỘ KINH DOANH

...

Căn cứ xác định thuế khoán đối với hộ khoán:

• Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

• Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:

o Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;

o Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;

o Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;

o Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.

Hồ sơ khai thuế khoán hộ kinh doanh

• Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ khoán.

• Hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán theo quy định tại điểm 8.1 Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ là Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC

TẢI MẪU TẠI ĐÂY

• Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh và sử dụng Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời xuất trình, nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:

• Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;

• Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

• Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;

• Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán

• Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.

• Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.

• Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

Xác định doanh thu và mức thuế khoán

• Doanh thu và mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ và ổn định trong một năm.

• Hộ khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm trên Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trường hợp hộ khoán không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu và xác định mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

• Căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.

Điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán

• Hộ khoán trong năm có đề nghị điều chỉnh doanh thu, mức thuế khoán do thay đổi hoạt động kinh doanh thì cơ quan thuế điều chỉnh lại mức thuế khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Quản lý thuế kể từ thời điểm có thay đổi.