Trong thời đại công nghệ hiện nay, Internet of Things (IoT) đang ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. Đến năm 2024, các ứng dụng của IoT trong sản xuất đã tiến xa hơn, mang lại nhiều lợi ích đáng kể và tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động của các nhà máy và doanh nghiệp. Bài viết này ZENTECH sẽ cùng bạn khám phá IoT ứng dụng trong sản xuất như thế nào?

1. IoT là gì?

IoT (Internet of Things) là một hệ thống các thiết bị, cảm biến và phần mềm kết nối với nhau qua internet để thu thập, chia sẻ dữ liệu. IoT không chỉ giới hạn ở việc kết nối các máy tính, mà còn mở rộng khả năng kết nối và tương tác giữa các thiết bị thông minh. Các thiết bị IoT có khả năng gửi và nhận thông tin, cho phép chúng tự động hoạt động dựa trên dữ liệu thu thập được. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.


2. Vai trò của IoT trong cuộc sống

Trong những năm gần đây, IoT đã trở thành một trong những công nghệ quan trọng. IoT không chỉ giúp cuộc sống mọi người sự tiện lợi mà còn mang lại những lợi ích to lớn về mặt tiết kiệm thời gian, năng lượng và tăng cường hiệu suất làm việc.

Nhà thông minh: IoT không chỉ giúp tự động hoá các thiết bị trong nhà mà còn tạo ra một môi trường sống thông minh, tiện nghi và an toàn hơn. Việc điều khiển các thiết bị từ xa qua điện thoại thông minh không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn mang lại sự thoải mái và an toàn cho cuộc sống.

Doanh nghiệp: Trong môi trường kinh doanh, IoT đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quản lý và tối ưu hóa hoạt động sản xuất. Từ việc theo dõi hiệu suất của máy móc đến quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ hậu cần, IoT cung cấp thông tin chi tiết và chính xác giúp doanh nghiệp ra quyết định đúng đắn và kịp thời.

Tự động hóa và giảm chi phí: IoT không chỉ giúp tự động hóa các quy trình mà còn giúp giảm chi phí lao động và tối ưu hóa tài nguyên. Việc cắt giảm và cải thiện quá trình sản xuất và giao hàng không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn giúp bảo vệ môi trường và tạo ra một hệ thống bền vững hơn.


3. Ưu điểm của IoT trong sản xuất

Nâng cao hiệu quả hoạt động: IoT giúp theo dõi và giám sát quy trình sản xuất theo thời gian thực, từ đó tối ưu hóa hiệu suất giảm thiểu lãng phí thời gian. 

Dự đoán bảo trì: Dữ liệu IoT giúp dự đoán các vấn đề tiềm ẩn và lên kế hoạch bảo trì chủ động, tránh sự cố đột ngột, tiết kiệm chi phí sửa chữa và đảm bảo sản xuất liên tục. 

Nâng cao chất lượng sản phẩm: IoT giúp theo dõi và kiểm soát các thông số sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất và đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất.  IoT tự động hóa nhiều tác vụ thủ công giúp nhân viên tập trung vào những công việc như phát triển chiến lược kinh doanh, cải tiến sản phẩm và dịch vụ, và sáng tạo ra những giải pháp mới.

Tăng năng suất lao động: IoT tự động hóa nhiều tác vụ thủ công giúp nhân viên tập trung vào những công việc như phát triển chiến lược kinh doanh, cải tiến sản phẩm và dịch vụ, và sáng tạo ra những giải pháp mới.

Cải thiện an toàn lao động: IoT giúp theo dõi môi trường làm việc và cảnh báo các mối nguy tiềm ẩn, đảm bảo an toàn cho người lao động.


4. Ứng dụng của IoT trong cuộc sống

Nhà thông minh: Với hệ thống IoT sẽ biến ngôi nhà thành một một không gian thông minh, tiện nghi và an toàn. Các thiết bị thông minh trong nhà kết nối với nhau thông qua internet, sự kết nối này cho phép người dùng có thể điều khiển các thiết bị điện tử như đèn, quạt, máy lạnh, rèm cửa, bình nóng lạnh từ xa bằng điện thoại thông minh.

Y tế: Trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc y tế đã đem lại những cải tiến vượt bậc, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và cải thiện cuộc sống của người dùng. Đặc biết là các thiết bị thông minh như đồng hồ thông minh, vòng tay thể thao có khả năng theo dõi và ghi lại nhiều chỉ số sức khỏe quan trọng của người dùng một cách hiệu quả. 

Giao thông thông minh: IoT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các hệ thống giao thông thông minh, giúp cải thiện an toàn, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông mang lại hiệu quả và trải nghiệm của người tham gia giao thông.

Nông nghiệp thông minh: Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là Internet of Things (IoT), đã đem lại những cơ hội vô cùng lớn cho ngành nông nghiệp. Bằng cách kết nối các cảm biến và thiết bị thông minh vào mạng internet, IoT cho phép thu thập dữ liệu từ môi trường nông nghiệp và quản lý chúng một cách hiệu quả. 

Khi sử dụng IoT vào quá trình trồng trọt nông dân có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như giảm thiểu việc sử dụng phân bón và hóa chất một cách không hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc IoT không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn hỗ trợ bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Quản lý chuỗi cung ứng: Công nghệ IoT đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về việc quản lý hàng hóa. Việc tích hợp các cảm biến thông minh vào các container, pallet và sản phẩm để theo dõi vị trí và tình trạng của hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn. Cùng với đó là hệ thống quản lý kho hàng thông minh được tận dụng để tối ưu hóa việc lưu trữ và xuất nhập kho hàng hóa. Nhờ vào đó việc phân phối hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác, giúp tăng hiệu suất và giảm thiểu thất thoát.


5. Ứng dụng IoT trong công nghiệp

Tối ưu hóa tài nguyên và năng lượng: IoT đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi thời gian hoạt động, mức tiêu thụ năng lượng và hiệu suất của máy móc, thiết bị. Từ những dữ liệu thu thập được giúp tối ưu hóa cài đặt vận hành, giảm lãng phí năng lượng và chi phí bảo trì. Ngoài ra hệ thống IoT theo dõi vị trí, số lượng và tình trạng hàng hóa trong kho. Giúp tối ưu hóa việc nhập kho, xuất kho, giảm thiểu tồn kho và thất thoát hàng hóa.

Tiết kiệm chi phí: IoT giúp tự động hóa và cải thiện việc bảo trì thiết bị. Thay vì bảo trì định kỳ hệ thống IoT dựa trên dữ liệu thực tế để lên kế hoạch bảo trì cho thiết bị. Điều này giúp giảm chi phí bảo trì không cần thiết và tối ưu hóa hoạt động của các thiết bị. Bằng cách giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất và sử dụng dữ liệu để điều chỉnh, IoT giúp giảm thiểu việc lãng phí nguyên vật liệu. 

Nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển sản phầm mới: IoT cung cấp khả năng thu thập dữ liệu thời gian thực từ các thiết bị và người dùng. Thông tin này giúp hiểu rõ nhu cầu, thói quen và phản hồi của khách hàng. Thông qua dữ liệu đó, các nhà sản xuất có thể thực hiện các nghiên cứu thị trường chi tiết hơn, hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dùng và từ đó phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu khách hàng.