Trong đời sống thường ngày, hai thuật ngữ "quản trị" và "quản lý" được sử dụng một cách đồng nghĩa tạo nên sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản trị học, hai khái niệm này lại mang những sắc thái riêng biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và phát triển tổ chức hoặc doanh nghiệp. Hãy cùng ZENTECH tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Quản trị là gì?
Quản trị là một lĩnh vực liên quan đến việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các tài nguyên (bao gồm con người, tài chính, thông tin, thời gian, và cơ sở vật chất) để đạt được các mục tiêu của tổ chức hoặc doanh nghiệp một cách hiệu quả và hiệu suất. Quản trị không chỉ là việc áp dụng những nguyên tắc và phương pháp khoa học mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự nhạy bén và sáng tạo trong việc xử lý các tình huống thực tế.
2. Chức năng của quản trị
Chức năng của quản trị là nền móng vững chắc giúp các tổ chức vượt qua thách thức và thành công trong tương lai. Bốn chức năng chính của quản trị - Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo và Kiểm tra hình thành nên một hệ thống hoàn chỉnh giúp điều hành và tối ưu hoá hoạt động tổ chức.
Hoạch định
Hoạch định là bước quan trọng nhất giúp các tổ chức giúp xác định rõ ràng mục tiêu đồng thời tạo ra những chiến lược cụ thể, đây là giai đoạn quyết định hướng đi và lập kế hoạch hành động. Quá trình hoạch định không chỉ đảm bảo rằng các mục tiêu được đề ra là rõ ràng và thực tế, mà còn đảm bảo rằng tổ chức có đủ năng lực và tài nguyên để thực hiện những kế hoạch đó. Điều này giúp tăng cường sự chuẩn bị và sẵn sàng của tổ chức trước những thách thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh ngày nay.
Tổ chức
Tổ chức là trụ cột giúp tổ chức hoạt động một cách mượt mà và hiệu quả. Bằng cách sắp xếp và phân chia công việc một cách logic và xây dựng cơ cấu tổ chức chặt chẽ tạo nên quy tình làm việc hợp lý. Nhờ đó giúp nâng cao hiệu suất làm việc và đáp ứng hiệu quả các yêu cầu công việc đa dạng trong môi trường kinh doanh đầy thử thách ngày nay.
Lãnh đạo
Lãnh đạo không chỉ đóng vai trò chỉ đạo mà còn là nguồn cảm hứng và động lực để thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức. Không chỉ giản là việc chỉ dẫn nhân viên mà còn việc xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, sự sáng tạo. Lãnh đạo xuất sắc không chỉ giúp nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ hiện tại mà còn khuyến khích họ phát triển cá nhân và tiến bộ.
Kiểm soát
Để đạt hiệu quả tối ưu trong hoạt động của tổ chức, việc thiết lập tiêu chí và biện pháp kiểm soát là vô cùng quan trọng. Bằng cách xác định rõ mục tiêu và tiêu chí đánh giá cho từng hoạt động từ đó nhà quản trị xây dựng các biện pháp kiểm soát phù hợp để theo dõi và đo lường kết quả. Tổ chức thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo, số liệu thống kê và phản hồi khách hàng để đánh giá hiệu quả và tìm ra điểm cần cải thiện. So sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra sẽ giúp phát hiện sai lệch và nguyên nhân, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
3. Vai trò của quản trị đối với doanh nghiệp
Vai trò của công tác quản trị trong vận hành và phát triển tổ chức, doanh nghiệp là vô cùng quan trọng quản trị đóng vai trò then chốt tạo nên sự khác biệt của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
- Quản trị là trụ cột quan trọng giúp tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu. Điều hành và kiểm soát quá trình thực hiện một cách chặt chẽ, xây dựng hệ thống và quy trình làm việc hài hòa. Việc tối ưu hóa sử dụng nguồn lực không chỉ duy trì hoạt động mà còn giúp đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất.
- Quản trị đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả, đồng thời thúc đẩy năng suất và đóng góp tích cực cho thành công chung của tổ chức.
- Quản trị gúp tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh cho tổ chức. Bằng cách tìm kiếm, phát triển và áp dụng các ý tưởng, dịch vụ và công nghệ mới nhờ đó đáp ứng được nhu cầu và của khách hàng và đối tác một cách hiệu quả. Điều này thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
- Quản trị hiệu quả không chỉ là việc điều hành bên trong tổ chức mà còn bao gồm việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ vững chắc với các đối tác bên ngoài. Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thông tin chính xác để gây thiện cảm và thuyết phục các đối tác. Đồng thời, giải quyết các vấn đề một cách hài hòa và công bằng, tôn trọng các lợi ích của cả hai bên.
4. Phân biệt giữa quản lý và quản trị
Quản lý:
- Quản lý là tổ chức và điều hành các hoạt động hàng ngày của một tổ chức hoặc một nhóm.
- Quản lý thường liên quan đến việc lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, giám sát tiến độ và đảm bảo rằng các mục tiêu được đạt được một cách hiệu quả.
- Người quản lý thường tập trung vào việc thực hiện công việc, giải quyết các vấn đề cụ thể hàng ngày và duy trì hoạt động suôn sẻ của tổ chức.
Quản trị:
- Quản trị là bao gồm các hoạt động liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu chiến lược, lập kế hoạch dài hạn và định hướng tổng thể cho tổ chức
- Quản trị thường liên quan đến việc đưa ra các quyết định chiến lược, phân bổ tài nguyên, và xác định các hướng đi lớn của tổ chức.
- Người quản trị thường tập trung vào việc đưa ra chiến lược dài hạn, thiết lập chính sách, và đảm bảo rằng tổ chức hoạt động theo hướng có lợi nhất trong dài hạn.