Ngày nay, MBO không chỉ là một phương pháp quản trị hiệu quả mà còn là một triết lý sâu sắc, nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc thiết lập và đạt được những mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Hãy cùng ZENTECH tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

1. MBO là gì?

MBO (Management by Objectives) là một phương pháp quản lý trong đó các mục tiêu cụ thể được xác định rõ ràng và được thống nhất giữa quản lý và nhân viên. Phương pháp này được Peter Drucker giới thiệu lần đầu vào những năm 1950 và đã trở thành một công cụ quản lý phổ biến trong nhiều tổ chức hoặc doanh nghiệp.


2. Ví dụ cụ về quản trị theo mục tiêu MBO

MBO cho doanh nghiệp và tổ chức

  • Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 90%.
  • Tăng 30% độ nhận biết thương hiệu.
  • Đạt lợi nhuận 400.000 đô la mỗi tháng.
  • Cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng lên 90% trong năm 2024.

MBO cho bộ phận Marketting

  • Tăng doanh số bán hàng trong năm lên 20% so với năm trước.
  • Tăng tỉ lệ lượt truy cập vào trang web từ 2% lên 4%.
  • Tăng lưu lượng khách hàng mới từ các chiến dịch.
  • Tăng doanh thu từ kênh bán hàng online trong năm.

MBO cho bộ phận bán hàng

  • Tăng doanh thu bán hàng 15% so với năm ngoái.
  • Tăng 100 khách hàng mới đăng ký tư vấn.
  • Tăng % tỷ lệ chuyển đổi từ tư vấn thành đơn hàng.
  • Rút ngắn chu kỳ bán hàng.

MBO cho bộ phận HR

  • Nâng cao hiệu quả tổ chức và phát triển nhân viên thông qua các chương trình và dịch vụ hỗ trợ.
  • Tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên lên 90%.
  • Tăng chỉ số hài lòng của nhân viên lên mức 80%.
  • Đạt 15% ứng viên tuyển dụng từ các giới thiệu của nhân viên hiện tại.

3. Lợi ích khi áp dụng MBO trong doanh nghiệp

Xác định mục tiêu và hướng đi

MBO giúp nhân viên trong tổ chức hoặc doanh nghiệp nắm bắt được nhiệm vụ và hiểu rõ vai trò của mình hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Việc thiết lập mục tiêu rõ ràng không chỉ tạo sự nhất quán trong hành động mà còn giúp mọi người nỗ lực vào các nhiệm vụ quan trọng. Điều này tối ưu hóa năng suất lao động, khi mọi cá nhân đều biết mình cần làm gì và làm thế nào để đóng góp vào thành công chung. 

Cải thiện hoạt động

MBO giúp tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi thành viên đều hiểu rõ và hướng đi các mục tiêu công việc trở nên hiệu quả hơn. Nguồn lực được phân bổ hợp lý, tránh lãng phí và tăng cường sử dụng hiệu quả các tài nguyên sẵn có. Nhờ vào sự định hướng rõ ràng doanh nghiệp không chỉ đạt được kết quả tốt hơn mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực.

Linh hoạt và thích ứng

MBO cho phép điều chỉnh mục tiêu khi cần thiết, giúp tổ chức hoặc doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh. Việc này không chỉ giúp tổ chức tránh được rủi ro mà còn tận dụng tốt các cơ hội mới. Sự linh hoạt trong quản lý mục tiêu cũng tạo ra một văn hóa doanh nghiệp năng động, thích nghi với thử thách để phát triển bền vững.

Tạo ra động lực 

Nhân viên tham gia vào quá trình đánh giá định hướng và hiệu suất không chỉ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng mà còn đồng thuận giữa các bộ phận. Sự tham gia này khuyến khích nhân viên cảm thấy có tiếng nói và trách nhiệm, từ đó tạo ra động lực làm việc hăng say hơn góp phần vào sự phát triển bền vững và thành công lâu dài của doanh nghiệp.


4. Ưu và nhược điểm của MBO trong doanh nghiệp

Ưu điểm của MBO

Tập trung vào mục tiêu: MBO tập trung vào thiết lập các mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho từng cá nhân và nhóm làm việc. Điều này giúp định hướng công việc và đánh giá kết quả một cách hiệu quả. Qua đó, mọi người có thể tập trung nỗ lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra và đo lường được sự thành công trong công việc của mình.

Hạn chế nhầm lẫn: Việc thiết lập những mục tiêu rõ ràng và cụ thể không chỉ hướng dẫn mỗi cá nhân biết chính xác những gì cần làm, mà còn loại bỏ những nguy cơ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện công việc. 

Kiểm soát quá trình: MBO cho phép tổ chức hoặc doanh nghiệp theo dõi và đánh giá tiến độ một cách chính xác và định kỳ. Nhờ vào việc này, các vấn đề được phát hiện sớm và giải quyết ngay từ đầu, giúp cho tổ chức điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt và hiệu quả.

Đánh giá hiệu quả: Việc đánh giá hiệu quả là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được những kết quả xuất sắc. Điều này không chỉ giúp tăng cường trách nhiệm cá nhân mà còn tạo điều kiện để theo dõi tiến độ và cải thiện liên tục. Nhờ vào việc đánh giá hiệu quả này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược và tối ưu hóa quá trình làm việc.


Nhược điểm của MBO

Khó khăn trong thiết lập mục tiêu: Thiết lập mục tiêu trong MBO là một thử thách lớn cho tổ chức, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và thông tin đầy đủ. Sự thiếu thông tin hoặc mơ hồ về các yếu tố bên ngoài có thể làm cho quá trình đặt ra mục tiêu mập mờ và không rõ ràng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của công việc.

Áp lực lên nhân viên: MBO nếu không được áp dụng đúng cách có thể tạo ra áp lực quá mức lên nhân viên. Bằng cách đặt mục tiêu quá cao và yêu cầu quá nặng nề, dẫn đến căng thẳng và stress cho nhân viên. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự sáng tạo và năng suất làm việc, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên.

Thời gian triển khai dài: Triển khai một chương trình quản trị mục tiêu MBO đòi hỏi nhiều thời gian, thường kéo dài khoảng 2 năm để hoàn thành một cách toàn diện và hiệu quả. Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm sự linh hoạt của tổ chức và khả năng thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh.

Phụ thuộc vào MBO: Nhiều nhà quản lý có thể coi MBO là một hệ thống tổng thể có thể giải quyết mọi vấn đề quản lý trong doanh nghiệp sau khi được thiết lập. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá mức vào MBO có thể dẫn đến những tác động tiêu cực ngoài mong muốn, như làm mất đi sự đa dạng trong các phương pháp quản lý và giới hạn sự sáng tạo trong công việc.